Nhà thôi miên Nicolas Aujula đang đưa phóng viên Flic của Daily Mail vào miền ký ức. |
Hãy tưởng tượng bạn sẽ chìm dần vào một dòng âm thanh dễ chịu, điều khiển bánh xe thời gian trở về với con người mình ở kiếp trước.
Đôi khi trong cuộc sống chúng ta gặp phải những vấn đề về tâm lý hoặc sức khỏe mà không thuốc nào chữa được, rất có thể đó là một vẫn đề còn sót lại từ kiếp trước mà nếu không giải quyết triệt để sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Để điều trị bệnh lý này, các nhà thôi miên sẽ đưa bệnh nhân vào trạng thái vô thức để đào sâu vào ký ức, để nhìn ra nguyên nhân của vấn đề, nhưng điều nằm rất sâu trong ý thức của con người.
Ý tưởng này nghe có vẻ điên rồ như những bộ phim giả tưởng về các bác sĩ điên. Tuy nhiên, theo những gì trong Liệu pháp tìm lại kiếp trước - Past Life Regression Therapy của y học, cuộc hành trình vượt thời gian này không những tồn tại mà còn có một sức mạnh kinh khủng để thay đổi cuộc sống hiện tại của bệnh nhân.
Theo lý thuyết này, những tổn thương từ cuộc sống ở tiền kiếp có thể được giữ lại trong miền ký ức, chúng ta có thể tiếp xúc và chữa khỏi được bằng thôi miên.
Sự tồn tại của ký ức tiền kiếp
Flic Everett, nữ phóng viên của Daily Mail đã tìm đến nhà thôi miên Nicolas Aujula để tìm hiểu và nhân tiện giải quyết những vấn đề riêng của mình.
Flic cho biết, những cơn mất ngủ kéo dài, sự nóng nảy bộc phát không lý do hoặc những bất đồng trong các mối quan hệ của cô xuất hiện ngày càng nhiều mà không tìm được nguyên nhân.
Nicolas Aujula là một nhà thôi miên chuyên về truy cập vào miền ký ức của kiếp trước, ông hứa sẽ giúp Flic giải quyết được vấn đề và nữ phóng viên đã chấp nhận bị thôi miên để tìm ra được nguyên nhân của các triệu chứng đang xảy ra với mình.
Nicolas nói, sẽ đưa Flic vào một trang thái thư giãn sâu sau đó gợi ý để cô nhớ lại những điều đã xảy ra với mình ở cuộc sống đó và làm sáng tỏ các vấn đề hiện tại.
Mặc dù Flic lo sợ có thể nhìn thấy những thứ đau buồn nhưng Nicolas đã trấn an: “Đó chỉ là những hình ảnh trong tâm trí. Nếu cô cảm thấy không thoải mái, tôi có thể dễ dàng đưa cô trở lại thực tế”.
Nicolas tiết lộ, ông đã có nhiều ca điều trị thành công, từ những người có nỗi ám ảnh nào đó, đau nửa đầu hay đau lưng.
Tất cả những bệnh nhân này đều đã phải trải qua những ngày tháng đau khổ kéo dài ở kiếp trước và đã theo họ đến cuộc sống hiện nay.
Giải thích sâu hơn, nhà thôi miên cho biết, có thể những gì bạn nhìn thấy trong trạng thái đó chỉ là sự tưởng tượng, giống như những giấc mơ, nhưng đều dựa trên những gì có sẵn từ trong tiềm thức, điều đó sẽ giúp người bệnh tìm ra được vấn đề cần giải quyết.
Chris French, giáo sư tâm lý học của Đại học Goldsmiths ở London, Anh cũng thừa nhận điều đó. Theo ông, ngay cả khi người bệnh không tin về chuyện kiếp trước hay những gì họ nhìn thấy trong khi bị thôi miên thì chúng vẫn có tác dụng với các chứng bệnh ở cuộc sống hiện tại.
Hành trình theo bánh xe thời gian về tiền kiếp
Nằm dài trên ghế, Flic nhắm mắt và thưởng thức âm nhạc du dương và bắt đầu quá trình tìm về miền ký ức trong kiếp trước của mình. Nicolas yêu cầu Flic hít thở sâu, tưởng tượng như toàn thân đang trở nên nặng trĩu.
Tiếp theo đó, nữ phóng viên sẽ hình dung mình đang đứng trước một cầu thang, cô sẽ phải bước xuống và hòa mình vào một làn sương trắng xóa. Ở chân cầu thang có một cánh cửa, khi vượt qua được cánh cửa đó, cô gái sẽ đứng trước tấm bảng ghi ngày tháng có thể xoay chuyển được.
Khi bánh xe dừng lại, Flic thấy hiện lên con số 1877 và cô cảm nhận như đang sống ở thời kỳ đó. Nữ phóng viên nói rằng, khi đó, cô tên Elsa, 17 tuổi và làm trợ giảng, cô yêu công việc của mình nhưng lại có một chút rắc rối với giáo viên chính.
Anh ta coi thường Elsa, cho rằng cô không thể trở thành giáo viên. Hắn còn miệt thị và xúc phạm cô gái rất nhiều và không bao giờ cho cô đứng trên bục giảng mặc dù cô có thể đảm nhận nhiệm vụ đó.
Sau đó, đi theo những gợi ý của Nicolas, Flic bắt đầu tìm lại được những ký ức cô không thể ngờ đến. Elsa kết hôn với một người đàn ông tên là Edward, 2 người có một cuộc sống yên ả trong thời kỳ đó nhưng với nữ phóng viên Flic hiện tại, cuộc sống như vậy là kìm hãm sự phát triển của phụ nữ.
Tới năm 1940, Flic được chứng kiến cái chết của mình trong kiếp trước, có mặt ở đám tang của Elsa nhưng cô đã không đủ dũng cảm để chứng kiến toàn bộ và yêu cầu Nicolas đưa cô thoát khỏi đó.
Bánh xe tiếp tục quay và khi nó dừng lại, Flic thấy mình đang là một sĩ quan thời chiến với bộ quân phục nặng nề trên người. Sau này, khi kiểm tra lại bằng các dữ liệu trên internet cô mới biết rằng đó là đồng phục của quân đội Napoleon. Chính xác từ các dải màu, huy hiệu trên mũ và các loại khuy áo.
Khi đó, Flic là một người đàn ông, tên là Nathaniel và là trung đội trưởng trong quân đội Napoleon. Mặc dù không thích cảnh chiến trường loạn lạc nhưng vì phần nào trách nhiệm, Flic không rời khỏi đoạn ký ức này.
Những binh lính dưới sự chỉ đạo của Nathaniel bắt đầu đánh giáp lá cà với quân địch, đạn pháo nổ khắp nơi và có một người bị thương nặng, một người khác bị mất chân.
Flic bị choáng, tuy nhiên, với sự chỉ dẫn của Nicolas, nữ phóng viên đã thoát ra được khung cảnh máu me đó, dẫn đến một sòng sông yên bình hơn.
Nicolas liên tục động viên Flic, ông nói rằng, những vết thương của những người lính không phải do cô gây ra, họ chỉ làm đúng phận sự của mình và thương vong là điều không thể tránh khỏi trên chiến trường.
Sau đó, nhà thôi miên đưa bệnh nhân của mình trở về thực tại. Cô tỉnh dậy và cảm thấy thoải mái như sau một giấc ngủ sâu, mặc dù những gì vừa được chứng kiến vẫn còn nguyên trong tâm trí của Flic.
Từ 2 cuộc sống của Elsa và Nathaniel, Flic đã hiểu ra được nguyên nhân của các triệu chứng xảy ra với cô hiện nay.
Tất cả đều do những nỗi ám ảnh, ức chế tồn tại trong quá khứ, dù không thể can thiệp hay thay đổi những gì đã xảy ra nhưng Flic thừa nhận, nhà thôi miên Nicolas đã giúp cô giải tỏa được hết những vướng mắc hiện tại.
VTC News
Tidak ada komentar:
Posting Komentar