Selasa, 15 Oktober 2013

Vấn đề ẩm thực trong Phật Giáo

Vị tu sĩ khi ngồi ăn thì không nên khen không nên chê...
Một vị tu sĩ đi đâu mà sự sống của mình trở thành nỗi phiền cho người khác thì chẳng những là nó không đẹp mà còn làm mất đức tin cho người khác nữa. Nên Đức Phật dạy người tu sĩ nên sống dễ dưỡng dễ nuôi.
Hỏi: Vấn đề ẩm thực trong Phật Giáo?
TT Giác Đẳng: Ở đây, có một số điểm về vấn đề ẩm thực trong Phật giáo xin được nhắc. Đây là một ttong những vấn đề tế nhị tạo ra rất nhiều tranh cãi nhưng nó cũng tạo ra nhiều cái thú vị cho chúng ta khi bàn về điểm này. 
Trước nhất, chúng ta nên nhìn vấn đề qua ba điểm chính rồi từ ba điểm chính này chúng ta sẽ đi vào những chi tiết.
1. Điểm đầu tiên, trong kinh điển Phật Pháp, Đức Phật Ngài khuyên chúng ta nên đi theo con đường trung đạo. Trung đạo là cái gì vừa phải không có cực đoan không có tuyệt đối quá. Chữ trung đạo ở đây hàm ý phải làm thế nào mà không có quá dính mắc với thân nhưng cũng không quá bỏ bê trong việc giữ gìn sức khoẻ, thì đó gọi là vừa phải.
2. Từ quan niệm trung đạo chúng ta đưa đến một quan niệm khác gọi là dễ nuôi, tức là đời sống của một vị tu sĩ sống trong giáo pháp của Đức Phật không nên làm gánh nặng cho người khác. Thật sự mà nói thì trừ một vài trường hợp nào đó một vài vị tăng sĩ có được điều kiện đa phần đi xuất gia đời sống nhờ vào đàn tín, nhưng nếu mình luôn luôn làm gánh nặng cho người khác thì thật ra điều này không phải là điều tốt cho vị tu sĩ. Một vị tu sĩ đi đâu mà sự sống của mình trờ thành nỗi phiền cho người khác thì chẳng những là nó không đẹp mà còn làm mất đức tin cho người khác nữa. Nên Đức Phật Ngài dạy người tu sĩ nên sống dễ dưỡng dễ nuôi. 
Có nhiều người đạc biệt nghĩ rằng mình sống kiểu này là tốt kiểu kia là tốt và cứ sống một kiểu thôi và đôi khi gây ra khó khăn thì chúng ta nên hiểu rằng căn bản của người tăng sĩ như là một khất sĩ không phải là người có quyền lựa chọn. Nếu mình là một người tu sĩ sống nhờ vào tín thí mà mình đòi hỏi phải sống thế này đòi hỏi phải sống thế kia thì điều đó trở thành gánh nặng. Do vậy người tăng sĩ căn bản là người dễ nuôi.
3. Nhưng điểm thứ ba, chúng ta cũng nên hiểu là nếu trong vấn đề thực phẩm mà có sự trái trống lại với cơ thể, ví dụ mình có những món ăn làm cho mình ngứa nhiều, có những món ăn làm ảnh hưởng đến một cơ phận nào đó trong cơ thể chúng ta, ví dụ như ăn ngọt quá ảnh hưởng đến lá lách của chúng ta chẳng hạn, hay chúng ta ăn mặn quá thì làm áp huyết cao, những việc đó chúng ta nên giảm thiểu tức là mình làm sao đó lựa chọn thức ăn tương đối là thích hợp và sự lựa chọn của vị tu sĩ thay vì đòi hỏi thì vị tu sĩ có thể bớt đi những thứ mà mình không ăn được. Ví dụ, Phật tử cúng dường một mâm cơm thì có những thứ mình ăn được có những thứ mình ăn không được, cái nào ăn không được ví dụ như mình bị áp huyết cao mà thấy thức ăn mặn quá thì ăn món rau. Thực ra thức ăn của Việt Nam mình đa dạng. Một hình ảnh mà xem không được đẹp là, ví dụ như có những thứ chỉ có tánh cách vừa miệng thôi thí dụ như mình thích ăn ớt khi vào ăn mà không thấy ớt thì mình kêu người này người kia phải tìm ớt, rồi không có ớt thì mình cằn nhằn chẳng hạn thì đó không là hình ảnh của vị tu sĩ Phật Giáo, thay vì chuyện đó mình nghĩ là chuyện nhỏ nhưng căn bản mà nói thì một vị tu sĩ không nên đòi hỏi người ta phải cúng cái này cúng cái kia vừa khẩu vị của mình. 
Ý chúng tôi muốn nói ở tại đây là, cái nhìn của Đức Phật Ngài dạy mình là không nhất thiết cái gì người ta cúng mình cũng phải ăn hết cái mà người ta cúng mình, đó là quan niệm của người Trung Hoa, quan niệm của Phật Giáo Bắc Truyền, ở trong Phật Giáo Nam Truyền thì chuyện mình ăn không phải là ăn hết mà ăn cái nào thích hợp, còn cái không thích hợp thì mình không ăn và mình có quyền không ăn. Cái mình không ăn khác hơn là cái mình đòi hỏi là phải là cái này phải là cái kia. Thì đôi khi trên phương diện giới luật Đức Phật Ngài có uyển chuyển về điều này khi Ngài ban hành những học giới như vị Tỳ kheo không nên đòi hỏi là mình không nên nói là mình cần cái gì về thực phẩm nhưng nếu như vị Tỳ kheo bị bịnh thì có thể chấp nhận được. Chúng ta đọc ở trong kinh thì chúng ta thấy rằng Đức Phật Ngài dạy: một vị Tỳ kheo bịnh thì Ngài cho rất nhiều sự uyển chuyển.
Tuy vậy, căn bản đời sống của người tu sĩ Phật Giáo nên là dễ dạy, cuộc sống của mình mà nó làm nặng nề làm khó khăn cho người khác nhiều quá thì không có nên. Do vậy, đối với một vị tu sĩ Phật Giáo truyền thống thì điểm này là điểm còn quan trọng hơn. Vị tu sĩ khi ngồi ăn thì không nên khen không nên chê, Phật tử nào hỏi thì chỉ nên nói là "được" chứ không nên chê món này chê món kia, tại đó là vật cúng dường của tín thí. Và chúng ta nhớ một điều rằng căn bản của đời sống tu sĩ không thể nào mình đưa ra một cái lối sống đặc biệt một kiểu riêng đặc biệt mà áp dụng cho tất cả mọi người, mình nhớ là về điểm này tương đối là tế nhị, mình sống làm sao đừng là gánh nặng cho người khác.
Và có một vài điểm trong giới luật hồi xưa chúng ta không có hiểu và bây giờ thì từ từ chúng ta có thể nhận ra được, thật sự thì không phải mình ăn thức ăn bổ dưỡng mà nó khỏe, theo Đức Phật dạy thì ăn điều độ là cách khỏe nhất và kinh nghiệm này chúng tôi cũng được nghe nhiều vị nói về những người sống trường thọ, không phải là họ cần đến những thức ăn cao lương mỹ vị hoặc sơn hào hải vị mà họ sống lâu, mà họ ăn không quá ít không quá nhiều và ăn vào giờ cố định trong ngày không ăn vặt nhiều, khi ăn điều độ thì khỏe, ở trong kinh Đức Phật Ngài quan trọng điều này hơn là những điều khác. 
Thật ra cách sống ngày hôm nay chúng ta không quan trọng sự điều độ, điều độ ở đây nghĩa là được hiểu theo ba cách:
- Cách thứ nhất là ăn đúng giờ, ví dụ như ngày hôm nay mình ăn 12 giờ thì ngày mai cũng ăn vào lúc 12 giờ, đến giờ đó cơ thể chúng ta tự nó tiết ra chất dịch dưỡng để nó tiêu hóa, gọi là ăn đúng giờ. 
- Thứ hai là ăn đúng lượng, theo trong kinh Đức Phật dạy là mình không nên ăn quá no, giả sử như còn ba bốn miếng cơm nữa no thì mình nên ngừng lại là ăn đúng lượng. 
- Thứ ba, ở trong kinh cũng có dạy đến một điều mà chúng ta thấy bây giờ càng lúc người ta càng đồng ý, hồi xưa không đồng ý là nên ăn buổi sáng nhưng nên giảm bớt ăn buổi tối thật ra cuộc sống của chúng ta ảnh hưởng người Tây Phương thời gian dài chúng ta quan niệm rằng mình sống theo người Tây Phương là tốt nhưng bây giờ thì người Tây Phương họ cũng đồng ý là ăn buổi tối nhiều nó không tốt cho cơ thể, cơ thể nên nhẹ nhàng vào buổi tối nhưng buổi sáng thức dậy thì nên ăn uống đầy đủ, hồi còn nhỏ thì chúng tôi không biết về điểm này, thường thường có nhiều khi cũng nghe những lời chê phê phán là tại sao không ăn buổi chiều ăn buổi chiều là tốt nhưng về sau này thấy rằng ăn buổi chiều không tốt như là ăn buổi sáng, nhiều người Tây Phương họ cũng đồng ý về điểm đó. 
Đức Phật Ngài có dạy một số phương pháp liên quan đến sức khỏe mặc dầu Ngài không muốn cho các vị tỳ kheo để ý quá nhiều về sức khỏe, ví dụ như là Ngài dạy là giữ răng sạch, miệng sạch thì ăn ngon miệng hơn và nó dễ tiêu hóa hơn, răng với miệng không sạch thì ăn không có tiêu hóa. Ngày xưa nước Ấn Độ người ta xử dụng những cây trà răng, ở Mỹ thì chúng tôi không biết, ở Việt Nam có cây xoan cây sầu đông, mình chặt nhánh và đập tưa ra thì cũng trà răng được và ở trong đó có chất fluoride có thể làm thuốc đánh răng được, bây giờ chúng ta có thuốc đánh răng nên cũng tốt. Tong kinh, Đức Phật dạy nếu chúng ta muốn sức khỏe tốt thì chúng ta nên giữ răng và miệng sạch. 
Thứ hai nữa đó là, ở đây chúng tôi không nói hết được nhưng chúng tôi nói một số điểm liên quan đến dưỡng sinh Đức Phật Ngài dạy. Hồi nãy chúng tôi nói là ăn uống điều độ tức là ăn uống đúng thời, bữa nay ăn giờ đó mai ăn cũng giờ đó mốt ăn cũng ăn giờ đó luôn luôn vào giờ đó ăn là tốt. Ăn đúng lượng, tức là ăn không quá no, rồi giữ răng sạch sẽ, Đức Phật Ngài dạy là ăn xong thì mình đi kinh hành tốt cho sức khỏe, đi kinh hành là cách đi chậm chậm, vừa đi vừa chánh niệm, thay vì ăn xong nằm ngủ liền hay ngồi liền thì Đức Phật dạy ăn đi kinh hành đi bộ là sống lâu. Đó là một cách mà Đức Phật dạy dưỡng sinh.
(Những điều chúng tôi nói ở tại đây nếu qúi vị nào cần tham khảo chúng tôi có thể cho biết xuất xứ ở trong các bản kinh để quí vị biết trong kinh Đức Phật Ngài có dạy như vậy).
Đức Phật Ngài cũng dạy rằng ăn cháo vào buổi sáng rất là tốt, hồi trước chúng tôi không biết điểm này nhưng sau này chúng tôi mới biết là một cách để tăng appetite (sự ngon miệng) là ăn cháo, giả xử như buổi sáng sớm thì buổi chưa mình cảm thấy mau đói, qúi vị để ý buổi sáng không ăn gì hết thì buổi trưa chưa chắc mình đã thấy đói bụng nhưng mình ăn cháo khoảng 10, 11 giờ mình thấy đói bụng tại vì cháo giúp cho bộ tiêu hóa của chúng ta làm việc, và làm chúng ta mau đói và chúng ta ăn dễ hơn ăn thấy ngon miệng hơn, Đức Phật dạy ăn cháo là một điều tốt liên quan đến sức khỏe.
Về phương diện dưỡng sinh trong kinh cũng đề cập tắm rửa sạch sẽ cũng làm cho mình sảng khoái, làm tăng trí tuệ và cũng làm cho mình giữ được sự tươi tỉnh. Nhưng cũng có một điểm như vầy là thời xưa bên Ấn Độ có những nơi như ở thành Vương Xá nước không có nhiều, nếu Chư Tỳ Kheo đôngtắm nhiều thì các vị vua chúa các vị hoàng thân và dân chúng không đủ nước tắm, ngày xưa họ kính trọng Chư Tăng khi Chư Tăng đi tắm thì họ không ra đó tắm thành ra chiếm quá nhiều thì giờ do vậy Đức Phật Ngài đặc biệt ban hành giới luật hạn chế sự tắm của Chư Tăng. Nhưng khi hạn chế không phải là vì ít tắm là tốt mà tại vì ở chỗ thiếu nước, Đức Phật Ngài cho biết ở ngoài những nơi nào khang hiếm về nước thì Chư Tỳ kheo có thể tắm được như ở các quốc gia khác nếu có đầy đủ nước thì tắm được. Nói tóm lại, những điều giới luật Đức Phật ban bố là tắm một tháng bao nhiêu lần thì chỉ có trong miền Trung Ấn mà thôi chứ ra ngoài Trung Ấn thì không có áp dụng. 
Liên quan đến sức khỏe Đức Phật Ngài cũng dạy là theo lời yêu cầu của thái y Jivaka là vận động tay chân, dĩ nhiên, vị Tỳ kheo không làm việc không vận động tay chân như là quét dọn hay là chấp tác ở trong chùa thì Đức Phật cũng khuyên nên vận động tay chân. Chúng ta để ý ở trong kinh điển của Đức Phật về sức khỏe mang tính trung đạo nghĩa là chúng ta không quá chăm sóc như là lưyện võ, hay luyện yoga, luyện khí công để cho cơ thể chúng ta trở thành một lực sĩ cường tráng hay người vận động viên chuyên nghiệp, Đức Phật không dạy như vậy, nhưng Đức Phật Ngài cũng dạy là chúng ta không nên coi thường hay bỏ phí sức khỏe hủy hoại sức khỏe của chúng ta mà ở đây có tánh cách trung đạo. Một người hiểu về Phật Pháp thì chữ trung đạo không đơn giản mà là bài học chúng ta phải nghiền ngẫm lâu lắm từ vấn đề thân cho đến tâm.
Trong những bài học tới chúng ta sẽ nói nhiều về vấn đề này, nhưng chúng tôi cũng lưu ý qúi vị là ngày hôm nay người ta nói lung tung lắm, ngay cả chúng tôi có quen với một số Phật tử dạy võ Thiếu Lâm thì họ nhất định là võ Thiếu Lâm do tổ Đạt Ma sáng lập và võ Thiếu Lâm xuất phát từ Phật gia tức là từ nhà Phật, thậm trí họ nói Phật tổ Thích Ca Mâu Ni là vị đầu tiên dạy võ rồi sau này truyền sang Trung Hoa thành võ Thiếu Lâm, thì chúng tôi nghĩ chuyện đó hơi quá, hay mình đi tu rồi tối ngày cứ lo làm sao cho cơ thể mình được trường sinh bất tử được khỏe mạnh được thế này thế kia thì Đức Phật không dạy như vậy, mình nên hiểu mục đích để làm gì, minh giữ thân của mình là để mình nương vào phương tiện đó để tu tập, giống như có chiếc xe mình nên bảo quản nó tốt để mình sài, nhưng cũng không nên o bế nó từ sáng tới chiều cưng nó quá thì cũng không nên. Điểm này tương đối là tế nhị. Người sống biết hiểu về trung đạo khó lắm, chúng ta có tính cực đoan hễ mình làm thì mình làm không ai bằng mà hễ mình bỏ thì mình bỏ xó nó mình không muốn đụng tới, thì cả hai điều đó đối với sức khỏe Đức Phật Ngài khuyên không nên như vậy, không nên quá hoang phí sức khỏe của mình nhưng cũng không nên quá coi thường sức khỏe.
phathocvandao

Tidak ada komentar:

Posting Komentar