Rabu, 30 Oktober 2013

Bài trừ mê tín dị đoan

Dù chính quyền bài trừ, ngăn chận, cũng không chận đứng được nạn mê tín dị đoan.
Đạo Phật không những phù hợp khoa học mà còn đi trước khoa học rất xa. Nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20 là Einstein đã hoàn toàn có lý khi tuyên bố: "Buddhism begins where Science ends" (Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học kết thúc).

Mê tín dị đoan là những điều huyền hoặc, không có thật, trái chống với lý trí và khoa học. Không có một tôn giáo nào có nhiều mê tín dị đoan bằng Thiên Chúa giáo với những tín điều mê tín dị đoan như "Tội Tổ Tông" hay "Tội Nguyên Thủy", đây là thứ tội tưởng tượng để hù dọa và cùm gông linh hồn của những kẻ nhát gan, yếu đuối, do ông thầy tu Augustin (354-430) bịa đặt, sáng chế ra, từ đó mới có những chuyện như rửa tội, xưng tội. Quan niệm này trái chống với quan niệm mọi người sinh ra vốn có tánh thiện, có tự do, lựa chọn và có trách nhiệm với cuộc đời của mình hầu hết các hiền triết Đông Phương cũng như Tây Phương. Ông cố đạo Augustin thì lại quả quyết, một cách ngược đời, tiêu cực và đầy sự mê tín dị đoan là con người chỉ có thể làm việc ác, và chỉ khi nào được hưởng hồng ân Thiên Chúa thì con người mới biết làm việc thiện, để mong được cứu rỗi, (Hoài Vân: Đạo Nào Xuất Thế Tiêu Cực, Đạo Nào Nhập Thế Tích Cực? Phật Giáo Việt Nam, số 92).
Hay tín điều "Đức Mẹ đồng Trinh", dù bà Maria, không những sinh ra Chúa Ki Tô mà còn sinh ra những người con khác, ai cũng biết muốn có con thì phải có sự giao hợp nam nữ và dĩ nhiên người đàn bà không còn trinh tiết nữa, giả thử như Chúa Ki Tô là người trời giáng phàm thì giải thích làm sao về sự sinh đẻ những người con sau của "Đức mẹ Vô Nhiễm"? Tin Lành, tuy cùng công nhận Chúa Ki Tô nhưng không chấp nhận tín điều mê tín dị đoan này. Hay "Ngày phán xét cuối cùng" cũng là một sự mê tín dị đoan vì thánh kinh và giáo hội Vatican không biết và không nói được khi nào xẩy ra. Các linh hồn sau khi chết, hàng tỷ tỷ linh hồn như vậy đã chết từ hàng ngàn, ngàn năm nay, hiện đang ở đâu và phải chờ bao lâu nữa mới được phán xét? Thật tội nghiệp cho những linh hồn thánh thiện, họ cũng đã và đang vất vưỡng, lang thang đâu đó suốt hàng chục thế kỷ nay. Hay thuyết "Chúa Trời sáng tạo vũ trụ" với những luận đề vô cùng ấu trĩ, sau lầm nghiêm trọng, phản khoa học và nhận thức thông thường như mặt trời quay quanh trái đất, trái đất có một "vòm trời" bao bọc, ông Adam và bà Eva là thủy tổ của loài người, thế giới được sáng tạo cách đây... 6.000 năm (khoa học hiện đại chứng minh là riêng trái đất của chúng ta đã xuất hiện cách đây 4.600 triệu năm)... tất cả và toàn bộ học thuyết, quan điểm, tín điều của Thiên Chúa Giáo đều là những điều mê tín dị đoan như thế.
Đạo Phật thì ngược lại, không những phù hợp khoa học và còn đi trước khoa học rất xa. Nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, là Einstein đã hoàn toàn có lý khi tuyên bố: "Buddhism begins where Science ends" (Phật giáo bắt đầu ở nơi khoa học kết thúc), có nghĩa là sau khoa học, siêu việt nhưng tiếp nối hoa học, đưa nhân loại đi xa hơn những điểm khoa học còn mịt mù, bó tay, chưa đủ sức hiểu biết, lý giải nổi, chính là Phật giáo.
Khoa vật lý học hiện đại, khoa thiên văn học hiện đại đã chứng minh lời khẳng định kỳ diệu xuất thần này của khoa học gia Einstein. Fritjof Capra trong cuốn The Tao Of Physics (đạo Vật Lý) đã chứng minh, và làm sáng tỏ một cách rực rỡ, bằng khoa học vật lý hiện đại, những luận đề, có vẻ nghịch lý, mâu thuẩn, của Phật giáo như câu kệ nổi tiếng trong Bát Nhã Tâm Kinh "Sắc tức thị không, không tức thị sắc" (Emptiness is form, and form is indeed emptiness. Emptiness is not different from form, form is not different from emptiness. What is form that is emptiness what is emptiness that is form, p 215) hay quan điểm tương tức (inter-being) tôi là vũ trụ, vũ trụ là tôi, và tương nhập (inter-penetration) trong tôi có tất cả, trong tất cả có tôi, được trình bày huy hoàng trong bộ kinh tuyệt đỉnh Hoa Nghiêm, cũng được Capra lý giải một cách tuyệt hảo theo khoa học vật lý hiện đại (the universe is a perfect network of mutual relations, where all things, and events interact with each other in such a way that each of them contains, in itself, all the others... all phenomena in the universe are harmoniuosly interrelated, ... the mutual interdependence of all things and events... The Buddist concept of interpenetration goes far beyond any scientific bootstrap theory. Nevertheless, there are models of subatomic particles in modern physics, based on the bootstrap hypothesis, which show the most striking parallel to the views of Mahayana Buddhism. pp 285-301).
Nhà khoa học lớn nhất thế kỷ Albert Einstein đã nhận định như sau về đạo Phật:
"Nếu có một tôn giáo nào có thể thích nghi với những nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó chính là Phật giáo. Phật giáo không cần duyệt xét những quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, bởi vì Phật giáo bao gồm khoa học, và đồng thời cũng vượt qua khoa học. Phật giáo lá chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật giáo đã kích thích con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính nó và trong môi trường sống xung quanh nó. Phật giáo siêu việt qua thời gian và mãi mãi có giá trị".
Tuy mang bản chất khoa học, đề cao đến tột đỉnh lý trí, nhưng Phật giáo, trong tiến trình phát triển suốt 25 thế kỷ vừa qua trên khắp mọi miền trên thế giới, đã không tránh khỏi tình trạng bị suy thoái và bị những tín ngưỡng đa thần truyền thống của các nước bản địa xâm nhập, và đôi khi, tràn ngập, đặc biệt là ở Trung Hoa và Việt Nam.
Tại miền Tây, vùng đất mới, chan hòa các tín ngưỡng phức tạp nhất từ Hồi Giáo, Bà La Môn giáo, Phật giáo nguyên thủy đến Phật giáo đại chúng và các nguồn tín ngưỡng bình dân cổ truyền mà những "thổ dân" người Chàm, người Miên đã lưu giữ từ bao đời cũng như những tín ngưỡng truyền thống mà những "di dân" người Việt, người Hoa đã mang đến. Tác giả Thành Nam đã trình bày tình trạng tín ngưỡng phức tạp tại đồng bằng sông Cửu Long như sau:
"Trong bối cảnh xã hội Việt Nam tại nông thân, nền tín ngưỡng dân gian "đa thần đa giáo" thể hiện qua các hình thức hổn tạp, đến nổi các nhà nghiên cứu Tây Phương phải nói rằng "không thể xác định người Việt Nam theo tôn giáo nào". Tuy rằng nhận xét này không hẳn đúng nhưng trên thực tế, dân chúng thờ các loại thần linh: thần tài, thần lộc, Hà Bá Thủy thần, thần cục đất, thần cây đa, thổ thần, tà thần, ôn hoàng dịch lệ, ma vương, quỷ sứ... Cho nên trong xã hội phát sinh những "ông thầy" hay "ông đạo" mà không có nền tảng đạo lý nào: thầy bùa, thầy ngãi, thầy phù thủy, thầy cúng, ông đồng bà cốt, thầy bói, thầy chiêm tinh, thầy địa lý... Tất cả những tín ngưỡng dân gian hổn tạp này song hành với các tôn giáo có nền tảng triết lý cao siêu khả kính của đông Phương như Phật, Nho, Lão, đạo thờ tổ tiên, anh hùng liệt sĩ... Không những đi song hành, mà ở thôn quê các sinh hoạt mê tín dị đoan này còn lấn áp các tôn giáo khả kính, có khi chính các tôn giáo này suy yếu, bị tà giáo lấn áp và đồng hóa" (t 237).
Trong tình trạng tín ngưỡng sa đọa, hổ lốn, mù mịt tối tăm như vậy, làm cách nào để đưa phật pháp đến tay những dân quê mùa, ít học này và nhất là những nông dân hiền lành, yếu đuối, lúc nào cũng bảo thủ, sợ sệt đủ mọi thứ thần linh, tôn thờ mọi phép tắc xưa cũ và rất sợ thay đổi? Thay đổi truyền thống, thói quen của lớp thị dân đã rất khó, thay đổi tập tục tín ngưỡng lâu đời của nông dân còn khó hơn. Thế nhưng Huỳnh Phú Sổ đã thành công vượt quá sự tưởng tượng. ông đã thật sự thay đổi tâm thức, nếp sống của hàng triệu nông dân. Điều mầu nhiệm là trong xã hội nông thôn chỉ trọng người lớn tuổi, coi khinh bọn thanh niên nhỏ tuổi, thanh niên 19 tuổi Huỳnh Phú Sổ đã thuyết phục được hàng triệu nông dân xô ngã mọi tà thần và tu học, thực hành Cháp pháp với tất cả lòng thành và tín tâm. Chính ông đã đích thân xô ngã một ngôi miễu thờ tà thần xuống sông.
Ông đã đưa ra Tám Điều Răn, trong đó có đến hai điều để bài trừ mê tín dị đoan: "Ta chẳng nên ăn thịt trâu, chó, bò và sát sanh hại vật mà cúng thần thánh nào, vì thần thánh không bao giờ dùng hối lộ mà tha tội cho ta, và nếu ta làm tội sẽ chịu tội, còn những hạng ăn đồ cúng kiếng mà làm cho hết bịnh là tà thần, nếu ta cúng kiếng mãi thì nó ăn quen sẽ nhiễu hại tạ (điều 5) – Ta không nên đốt giấy tiền vàng bạc, giấy quần áo mà tốn tiền vô lý, vì cõi Diêm Vương không bao giờ ăn hối lộ của ta, mà cũng không xài được nữa, phải để tiền lãng phí ấy mà trợ cứu cho những người lỡ đường, đói rách, tàn tật" (điều 6).
Hiện nay, tại Hoa Kỳ các chợ của người VN vẫn còn bán đủ thứ đồ bằng giấy để đốt cúng cho người đã chết, vậy mà ngay từ những năm 40, Huỳnh Phú Sổ đã kịch liệt bài bác, cấm chỉ những việc làm mê tín dị đoan như thế thì ông không những là sáng suốt mà còn can đảm. Dân chúng đã nghe ông, vì ông đã chữa lành bịnh cho họ, mà không cần những sự cúng kiếng, bùa ngãi, phù phép tà đạo từ 4, 5 chục năm nay, tại vùng PGHH khắp nhiều tỉnh ở miền Tây, tình trạng mê tín dị đoan này đã bị quét sạch, trong khi đó tại khắp các vùng khác, dù chính quyền bài trừ, ngăn chận, cũng không chận đứng được nạn mê tín dị đoan. Điều đáng buồn là cho đến ngày nay, ngay chính trong hàng ngũ tăng, ni, nhiều người không bài bác, ngăn cản mà lại còn nhắm mắt làm ngơ hay khuyến khích các tệ đoan tà đạo này.
phatgiaohoahao

Tidak ada komentar:

Posting Komentar