Khi thỉnh tượng Phật, Bồ Tát về nhà, nhiều người thích làm lễ gọi là "khai quang". Theo quan điểm Phật giáo chính thống thì nghi thức đó không cần thiết. Bởi vì tượng Phật và Bồ Tát chỉ là những công cụ để tu hành.
Vấn đề này tùy tình hình mỗi người, mỗi nhà mà sắp xếp giải quyết. Nếu nhà ở quá chật hoặc ở ký túc xá công cộng, có nhiều người cùng chung một phòng, thì rất bất tiện khi tiến hành khóa tụng, có thể lấy kinh Phật thay cho tượng Phật đặt ở vị trí thích đáng, cũng không cần đốt hương đốt đèn, nến, không dâng hoa, dâng nước v.v… Trước và sau khóa tụng chỉ cần làm lễ để bày tỏ lòng thành mà thôi. Nếu những người ở cùng với mình trong một phòng một nhà cũng đều là Phật tử, thì có thể bố trí nơi thờ Phật chung. Nhưng nếu có một mình tin Phật tử thì không nên cưỡng ép người khác để cho mình đặt bàn thờ Phật, bởi vì làm như vậy, sẽ khiến cho người khác bực mình khó chịu.
Tình hình cũng như vậy, nếu trong nhà chỉ có mình là theo đạo Phật. Trong trường hợp này, nếu đặt bàn thờ Phật ở trong nhà sẽ dễ làm cho người trong gia đình có ác cảm với đạo Phật. Điều kiện sẽ thuận lợi hơn cho việc đặt bàn thờ Phật tại nhà nếu mọi người trong nhà đều tin Phật, học Phật hay là nếu chủ gia đình là người tin Phật, hoặc cả chồng và vợ đều tin Phật và nhà cửa rộng rãi. Bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí chính của phòng khách đối diện với vị trí ngồi bình thường của chủ nhà. Sau tượng Phật không nên có cửa sổ. Tượng Phật phải đặt đối diện với cửa sổ có đủ ánh sáng để cho người khách bước vào có thể thấy ngay được. Bàn thờ Phật chiếm vị trí trung tâm của nhà ở gia đình để có thể phát huy tác dụng cảm hóa an lạc. Nếu có ý kiến của thầy địa lý thì nên lấy ý kiến đó để tham khảo, không nên câu nệ mê tín, chỉ cần không được đặt bàn thờ Phật đối diện với chuồng xí, bếp núc, hay giường ngủ là được. Bàn thờ Phật nên đặt ở phòng vắng lặng, không phải là nơi tiếp khách, hội họp, cười đùa, ăn uống, mà phải là nơi tụng niệm, ngồi thiền, không nên dùng vào mục đích khác.
Nếu trong nhà đã có sẵn tượng Quan Công, Thánh Mẫu, có bàn thờ Thổ Địa thì không nên vì tin Phật mà phá bỏ cả đi, phải tiến hành dần dần từng bước: đầu tiên hãy đặt tượng Phật, Bồ Tát vào vị trí trung tâm, đặt các tượng thần thánh bài vị tổ tiên ở hai bên. Cũng không cần đặt thêm hương án, đèn nến mà làm gì, bởi vì các thần thánh, tổ tiên, ông bà đều hộ trì Tam Bảo gần gũi với Tam Bảo và cũng sẽ trở thành đệ tử Tam Bảo.
Còn bài vị tổ tiên, ông bà thì nên chuyển đến "Vãng sanh đường" trong chùa, trong nhà cũng không nên thờ bài vị tổ tiên làm gì. Nếu muốn giữ lại trong nhà thì có thể đặt dưới chân tượng Phật. Cũng có thể đặt một bàn thờ khác để thờ, nhưng phải nhỏ hơn bàn thờ Phật. Các chùa lớn, rộng đều có "Vãng sanh đường" ở đây đặt các bài vị vãng sinh. Ở các chùa nhỏ không có "Vãng sanh đường" riêng thì có thể thờ bài vị tổ tiên ông bà ở hai chái bên điện thờ Phật. Như vậy vừa kết hợp bày tỏ lòng tôn kính đối với Phật, Bồ Tát và lòng kính hiếu đối với tổ tiên, ông bà.
Các tượng Phật, Bồ Tá thờ ở nhà không nên quá nhiều và phức tạp. Có thể lấy một vị Phật đại biểu cho vạn Phật, lấy một Bồ Tát thay cho các Bồ Tát. Nói chung, phần lớn các gia đình đều thờ tượng Bồ Tát Quan Thế Âm, tượng Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Dược Sư… Có thể lấy tượng của một vị đại biểu cho tất cả các vị cũng được. Nếu trong nhà đã sẵn thờ các tượng Phật, Bồ Tát thì nên đặt tượng Phật ở giữa, tượng các vị Bồ Tát ở hai bên, hoặc là ở các vị trí dưới tượng Phật một bậc, làm như vậy để đề cao vị trí độc tôn của Phật. Tranh, tượng Phật, Bồ Tát to hay nhỏ là tùy theo kích thước của gian thờ Phật và bàn thờ Phật. quy mô phải tương xứng, quá to hay quá nhỏ đều không nên.
Khi thỉnh tượng Phật, Bồ Tát về nhà, nhiều người thích làm lễ gọi là "khai quang". Theo quan điểm Phật giáo chính thống thì nghi thức đó không cần thiết. Bởi vì tượng Phật và Bồ Tát chỉ là những công cụ để tu hành. Điều quan trọng ở đây là đức tin và lòng thành, lòng sùng kính, chứ đâu phải ở nơi tượng Phật và Bồ Tát.
Khi Phật Thích Ca còn tại thế, lúc Phật lên cõi trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẹ ba tháng, dân chúng ở cõi người chúng ta có tạo tượng Phật để cúng dường. Lúc bấy giờ không thấy chép có nghi thức khai quang. Về sau này kinh sách Phật, tranh tượng Phật, các pháp khí chùa chiền, bảo tháp đều có ý nghĩa biểu tượng cho tính thường trụ của đức Phật và Phật pháp. Nghi thức càng long trọng càng thu hút nhiều người phấn khởi tín tâm. Vì vậy càng ngày càng có nhiều nghi thức cúng dường, mà khai quang tượng Phật, Bồ Tát là một trong những nghi thức đó. Các nhà chùa, tu viện hiện nay, mỗi lần đặt tượng Phật, Bồ Tát mới đều có triệu tập đông đảo tín đồ làm lễ khai quang, cũng tương tự như lễ khai giảng năm học mới, khai mạc công ty hay cửa hàng mới, khánh thành một công trình kiến trúc mới phải tổ chức để công bố cho đông đảo quần chúng biết.
Còn như đặt tượng, tranh Phật, Bồ Tát ở gia đình thì không cần cử hành nghi thức khai quang làm gì, cũng không cần triệu tập đông người đến chứng kiến. Chỉ cần có lòng thành kính, đem tượng Phật Bồ Tát bố trí ở nơi thích đáng, rồi ngày ngày cúng hương hoa quả trái, không ngày nào quên. Lễ vật cúng dường phải đảm bảo thường xuyên tươi tốt và mới, như vậy sẽ phát huy đầy đủ tác dụng của bàn thờ Phật, Bồ Tát, đạo tâm của người cúng dường nhờ vậy mà được tăng tiến.
Hương đốt phải tốt và mới, mỗi ngày thắp một cây hương là đủ. Không nên thắp nhiều hương quá một lúc, làm cho không khí trong nhà mất tinh khiết. Nên dùng các loại hương như đàn hương, trầm hương là loại hương tự nhiên. Không nên dùng các loại hương hóa học, hay loại hương điều chế bằng nguyên liệu động vật. Ở các gia đình Phật tử "hiện đại" có thể thay đèn sáp bằng đèn điện. Vật phẩm cúng dường phải được đảm bảo xanh tươi, tinh khiết không được để hoa quả héo thối. Tốt nhất, mỗi ngày hai lần sớm tối, có khóa lễ niệm Phật, tụng kinh, thắp hương, rót nước. Trước khi ra khỏi nhà hay là đi đâu về nhà, nên đứng trước bàn thờ Phật, Bồ Tát lạy hoặc vái bày tỏ lòng cung kính cảm tạ.
ST
Tidak ada komentar:
Posting Komentar