Chỉ riêng đạo Phật, không những không chấp nhận quan niệm về những cái gọi là linh hồn này mà còn phủ nhận, bác bỏ con người có một linh hồn bất tử và một cảnh giới cho linh hồn trú ngụ sau khi chết.
10 lời khuyên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về thực hành tâm linh:
1) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
2) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
3) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong sách vở hay kinh điển.
5) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó lý luận siêu hình.
6) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
7) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
8) Chớ vội tin điều gì, khi điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
9) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
10) Chớ vội tin điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Trên con đường tâm linh của mình hãy can đảm: Vượt thoát mọi truyền thống, mọi định kiến. Vượt thoát mọi ý thức hệ, mọi giáo điều. Vượt thoát mọi ảo tưởng!
Phương pháp của con đường tâm linh là sự thực hành và chỉ duy nhất bằng sự thực hành.
Con người chết rồi còn lại gì? Con người khi chết đi về đâu? Cái gì tồn tại sau khi thân xác của chúng ta tan rã? Người đời khi sống ai ai cũng muốn thỏa mãn những câu hỏi trên.
Quan niệm về “linh hồn” được sử dụng rộng rãi trong đạo Hồi, Do Thái, Thiên Chúa hay những tín ngưỡng thờ linh vật, ngẫu tượng, thần linh... Các tôn giáo trên đều chủ trương ngoài thân xác còn có một linh hồn bất tử trong mỗi con người. Nếu khi sống ta thực hành theo lời dạy của Chúa hay Thánh Ala thì sau khi chết ta được đưa lên thiên đàng (về với Chúa, Thánh) hoặc ngược lại thì bị đày xuống địa ngục muôn đời muôn kiếp không lối thoát. Cái phần hư ảo phi vật chất ấy được lên thiên đàng hay phải xuống địa ngục đó gọi là linh hồn.
Đạo Bà-la-môn (Ấn Độ) quan niệm rằng atman nơi chứa đựng chân tâm hằng cửu, bất biến mới là linh hồn của chính mình do Brahma - thần sáng tạo - sinh ra, khi thờ phụng thượng đế là thờ phụng atman của mình và đương nhiên Brahma cai quản các linh hồn đó.
Linh hồn trong quan niệm của người Việt Nam có từ rất lâu đời, dân gian hay gọi “ba hồn bảy vía”, “hồn lìa khỏi xác”, “hồn xiêu phách lạc”... Vì thế cho nên chúng ta tin rằng có một thế giới linh hồn tồn tại thường hằng bất biến, có những liên hệ chặt chẽ với cuộc sống khi con người còn sống hay đã chết. Khi thân hoại mạng chung là ta “về với ông bà, tổ tiên”, ở nơi đó, ông bà, tổ tiên đang chờ đợi. Vào những ngày giỗ, ngày tết, linh hồn cũng cùng về vui hưởng với người đang sống, nếu thành tâm cầu khẩn thì ông bà, ông vải sẽ “phù hộ độ trì” cho con cháu, họ cũng lên gặp mặt người thân thông qua những nhà ngoại cảm hay thanh đồng, bà cốt. Như vậy, ta tin tưởng có một cảnh giới khác để cho linh hồn quần tụ cùng với những người thân đã mất trước đó và chờ cơ hội đi tái sinh.
Chỉ riêng đạo Phật, không những không chấp nhận quan niệm về những cái gọi là linh hồn này mà còn phủ nhận, bác bỏ con người có một linh hồn bất tử và một cảnh giới cho linh hồn trú ngụ sau khi chết.
Tidak ada komentar:
Posting Komentar